Các Quy Tắc Để Thành Công
Có bao người tự hỏi: Cách giáo dục tiếng Anh truyền thống có thực sự hiệu quả? Có dựa trên các công trình khoa học đã được chứng minh?
Đương nhiên là không, cho nên đó là lí do tại sao, hàng nghìn, hàng triệu và hàng tỉ học sinh, sinh viên trên toàn thế giới đều thất bại với môn học này.
Không riêng gì ở Việt Nam, mà ở bất kì đâu trên trái đất, nơi tồn tại lớp học có tên gọi “Anh Văn” thì 95% trong số học bị thất bại. Số liệu này có thể bị chênh lệch, vì Doremon lấy nó từ năm 2006 của các nhà Ngôn Ngữ học.
Và các bạn hãy nhớ thành công ở đây, không có nghĩa là chúng ta đọc được vài ba câu căn bản, nghe vài ba từ vu vơ…, mà là chúng ta dùng được nó như ngôn ngữ mẹ đẻ.
Và trái ngược với những điều này thì được gọi là thất bại – đây là tiêu chuẩn được đặt ra để khảo sát. Vì chúng ta học tiếng Anh để làm gì? Để cải thiện cuộc sống, để học các tri thức được viết bằng tiếng Anh, để giao tiếp với người nước ngoài, để nghe họ nói và nói cho họ nghe, chứ không phải học tiếng Anh để “nổ”.
Đương nhiên để thành công như tiêu chí trên là không đơn giản, nhưng chỉ có làm được như vậy thì lúc này tiếng Anh mới trở nên hữu dụng, mới đi vào cuộc sống của chúng ta.
Và có một số qui tắc sau đây cho những ai muốn thành công:
Phải học tiếng Anh bằng chính tiếng Anh
Phải học tiếng Anh bằng chính tiếng Anh, có nghĩa là không được dịch.
Thế tại vì sao?
Khi bạn dịch đồng nghĩa với việc bạn phản xạ rất chậm, điều này không là vấn đề gì đối với việc đọc và viết, không viết khi này thì viết khi khác, không đọc quyển sách hôm nay thì ngày mai. Nhưng nó lại có vấn đề với việc nói và nghe, có ai đủ kiên nhẫn để chờ bạn dịch sau đó bạn hiểu, sau đó bạn lại tìm từ – dịch sang tiếng Anh – rồi nói, bạn cũng sẽ không có đủ thời gian để nghe…
Và một vấn đề rắc rối khác: bạn sẽ không thể hiểu hết ý nghĩa của một câu nào đó nếu bạn dịch nó sang tiếng Việt, vì tiếng Anh và tiếng Việt là hai thứ ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau.
Thế có cách nào không dịch mà vẫn hiểu? Có cách!
Tuyệt đối không nên học ngữ pháp
Nhận xét này đến từ các công trình của các nhà Ngôn Ngữ học, chứ không đơn thuần chỉ là nhận định cá nhân. Vì thời gian và độ dài của topic không cho phép nên Doremon sẽ không kể về các công trình làm gì, ai muốn tò mò thì lên Google gõ từ khoá Stephen D Krashen, sau đó sẽ tìm được thứ mình muốn. AJ Hoge ví ngữ pháp như “shit”, ai đó có sách ngữ pháp bằng giấy thì nên bán giấy vụn hay đốt đi là vừa, còn có ebook thì nên xóa đi.
Khi chúng ta học ngữ pháp thì chúng ta sẽ làm cho bộ não có sự “trễ pha” trong việc xử lí thông tin và làm cùn mòn phản xạ tự nhiên.
Chúng ta là người Việt, có ai đó nói hay viết mà phải suy nghĩ để lựa đâu là chủ ngữ, vị ngữ… hay không? Thế nhưng không ai có thể phủ nhận được, để nói giỏi và viết hay thì phải cần tới ngữ pháp, không thì người ta bảo mình ít học hay dốt. Vậy ở đây có một mâu thuẫn, “không được học ngữ pháp” <> “phải biết ngữ pháp” – có cách giải quyết, anh em yên tâm!
Nghe, nghe và nghe
Trong tất cả các phương pháp học mang lại hiệu quả nhất thì chúng có chung một điểm: nghe, nghe và nghe.
Bọn nó được gọi chung bằng một cụm từ “listen first approach”. Khi bạn mới chào đời thì kỹ năng đầu tiên mà bạn được học là nghe, nghe và nghe, cho đến khi bạn tập nói và sau đó là lên trường để học viết. Thế nhưng phương pháp truyền thống lại đi ngược lại – đây thật sự là một đề đối với cách giáo dục như hiện nay.
Học từ vựng: sử dụng câu có nghĩa
Để nhớ một vựng thì cách tốt nhất và hiệu quả nhất là: nhớ một câu có nghĩa chứa từ đó.
Đây cũng là kết luận đến từ công trình khoa học. Thế nhưng chúng ta lại học theo kiểu, viết một cái danh sách (list) từ vựng và tụng (chant), tụng cho đến răng rụng, chân run, tay mỏi thì cũng chẳng mang lại bao nhiêu lợi ích.
Cho nên việc học từ vựng hiệu quả nhất đến từ việc học cả một câu và đọc các câu chuyện – tức là một đoạn văn, hãy chọn những đoạn văn có các trạng thái cảm xúc như sau: yêu thương, ghê sợ, tởm lợm, bệnh hoạn…. Vì các cảm xúc này khó mà ta quên được. Vậy giờ nên đọc các cuốn truyện nào? Có cách.
Quy tắc: tối thiểu 30 lần
“Bạn chỉ có thể nhớ được một từ khi bạn nghe và nhìn thấy (hay viết) nó 30 lần trở lên trong một hoàn cảnh hoàn toàn hiểu được”. (Đương nhiên cũng là nghiên cứu khoa học)
Điều này nói lên cái gì? Cách học truyền thống nên vứt thùng rác, vì nó chỉ phí thời gian, trước hết chúng ta học từ bằng cách viết từng từ đơn, thiếu phần nghe, thiếu trong một hoàn cảnh hiểu được (tức là phải viết thành đoạn như ý [sec:nho-cau-y-nghia]: ), và chúng ta nhìn (viết) nó không đủ 30 lần hoặc hơn, cho nên chúng ta có học cho mấy rồi cũng quên.
AJ Hoge đã tâm sự, ông muốn học tiếng Tây Ban Nha, và các bạn có thể đoán thử, vâng họ nhồi nhét AJ Hoge học càng nhiều từ mới càng tốt, mỗi tuần mỗi bài như chúng ta, chương 1, chương 2…. Và sau một năm AJ Hoge nói “Tôi quên tất cả những gì mà tôi đã học”.
Phát triển ý trên
Đây có thể là tin buồn cho các bạn, nhưng nó là sự thật. Dù các bạn có học kỹ xảo nào đi nữa, môn học nào đi nữa thì chìa khoá để mở ra cánh cửa thành công đó là:
-
Repetition – sự lặp lại.
-
Distinction – sự phân biệt.
Distinction chỉ đến khi repetition đủ nhiều. Chúng ta ai cũng hiểu được những chân lí cơ bản, để giỏi trong một môn thể thao nào đó thì chúng ta phải tập các động tác cơ bản nhiều lần, nhiều năm.
Các vận động viên quyền anh học được bao nhiêu cú đấm: khoảng 2 hay 3 cú cơ bản như đấm móc, đấm thẳng và họ thực hiện nó ngày này qua ngày nọ, năm này qua năm nọ. Đó là lí do tại sao khi chúng ta – con người bình thường đấm người khác một cái, có thể họ bị đau hay bất tỉnh…, nhưng các vận động viên quyền anh mà đấm ta một cái thì nơi ta nằm không phải là trên đường, cũng không phải là trong bệnh viện mà có thể là trong quan tài.
Đây chỉ là một ví dụ nho nhỏ để các bạn thấy được repetition có tác dụng ghê gớm đến cỡ nào, cũng cùng một động tác nhưng ta thực hiện nó nhiều năm thì “chất” đã khác.
Đó là lí do tại sao AJ Hoge là giáo viên dạy tiếng Anh chứ chẳng phải là tiếng khác vì ông ta đã repetition đến hơn 40 năm, chúng ta dùng tiếng Việt thành thạo bởi vì chúng ta đã repetition đến cũng gần 10 – 20 năm.
Doremon sẽ nói rõ vấn đề này hơn ở phần sau, nhưng tin buồn đó các bạn là: repetition – một kỹ năng mà không một ai muốn, vì con người luôn có xu hướng mới hơn, nhiều hơn, nhanh hơn – cho nên các bạn có thể bỏ cuộc ngay tại nơi này.